preloader

Các bạn đưa ra yêu cầu - Chúng tôi sẽ xây dựng phần mềm đúng với mong muốn của bạn

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM

 

1. Nghiên cứu sơ bộ nắm bắt nhu cầu

Đọc nhu cầu khách hàng, việc này là một kỹ năng quan trọng, việc đọc suy nghĩ khách hàng tức là nắm bắt các tình tiết, đầu mối và thông tin mà khách hàng đã trao đổi, các đầu mối này sẽ là nền tảng cơ bản cho quá trình phát triển phần mềm.

Xử lý các thông tin khách hàng, Tất cả các thông tin khách hàng mà bạn thu thập được phải được sẽ rất giá trị nó sẽ quyết định đến cả phần mềm, việc nắm bắt không đầy đủ thông tin sẽ gây khó khăn trong quá trình mã hóa và thiết kế.

 

2. Phân tích

Chúng ta cần phải hiểu rõ : khách hàng của mình là ai, nhu cầu gì, lĩnh vực mà khách hàng đang hoạt động là gì,… phải đặt mình vào trong cương vị của khách hàng để nắm bắt rõ hơn nhu cầu và hiểu hơn về những lợi ích mà người viết phần mềm cần phải mang lại cho khách hàng

Việc tìm ra nhu cầu của khách hàng để giúp họ cãi thiện tình hình, nó đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định trong công tác xây dựng phần mềm. Trong quá trình phân tích sẽ gặp các vấn đề, bạn phải nắm vững những câu hỏi mình đưa ra với khách hàng, phải ghi chép một cách cụ thể các câu trả lời của khách hàng, sắp xếp các câu hỏi và câu trả lời theo một thứ tự nhất định, từ đó thiết lập một danh sách các nhu cầu của khách hàng để cụ thể hóa những sản phẩm và hoạt động đi cùng với các nhu cầu của khách hàng

 

3. Thiết kế

Từ những nhu cầu đã có, tiến hàng thiết kế giao diện, cấu trúc theo nhu cầu của khách hàng, toàn bộ phần nội dung chính của phần mềm sẽ nằm trong bước này, việc thiết kế phải hết sức tinh tế và kỹ càng không những phải tạo ra một giao diện đẹp, dể sử dụng mà còn phải đáp ứng đầy đủ những nhu cầu của khách hàng. Thiết kế phải đi đôi với phân tích, phải phát thảo một bức tranh sơ lược nhưng cũng không kém phần chi tiết về phần mềm.

4. Xây dựng

Việc xây dựng phần mềm sẽ tiến hành sau khi có những thiết kế chi tiết, xây dựng sẽ dựa trên các mô tả chi tiết để tạo ra các ứng dụng các module, xây dựng phần mềm sẽ dựa trên các ngôn ngữ lập trình để phát triển thành một phần mềm hoàn chỉnh, các thuật toán được liên kế với nhau, các ngôn ngữ lập trình khác nhau sẽ có các phương thức lập trình khác nhau, việc lựa chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp sẽ tạo ra một chương trình theo đúng ý của người lập trình.

Quá trình xây dựng sẽ là điểm mấu chốt tạo nên hình dáng của phần mềm, các ứng dụng, hình ảnh, văn bản,.. sẽ dược cấu thành , các chi tiết được xử lý theo các mức độ khác nhau đảm bảo cho các thuật toán được liên kết một cách tối ưu nhất.

 

5. Kiểm Thử  hoạt động của phần mềm

Việc kiểm thử phần mềm là việc xem xét các thông tin các thuật toán đã được lập trình theo đúng với nhu cầu ban đầu chưa nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm được kiểm thử, đánh giá một cách độc lập sẽ giúp bạn thấy rõ những rủi ro hoặc những hạn chế mà sản phẩm được tạo ra còn mắc phải.

Tùy thuộc vào từng phương pháp, việc kiểm tra phần mềm được tiến hành bất cứ lức nào để đảm bảo phần mềm luôn được hoạt động thông suốt, theo phương pháp kiểm tra truyền thống thì việc kiểm thử được xác định khi việc lập trình kết thúc. Nhưng theo một số nhà phân tích thì việc kiểm thử phần mềm được thực hiện xuyên suốt trong quá trình triển khai phần mềm. Một phương pháp kiểm thử được áp dụng cho một cho một quy trình phát triển phần mềm nhất định.

6. Triển khai hoạt động của phần mềm

Quá trình kiểm thử và khắc phục những sai sót kết thúc chính là lúc đưa phần mềm vào hoạt động thực tế, việc triển khai còn đi đôi với hướng dẫn sử dụng cho khách hàng, nó không chỉ hướng dẫn cho khách hàng các phương pháp vận hành mà còn là cách để hướng người dùng đến mục đích cao nhất của phần mềm.

Quá trình triển khai đi liền với việc đánh giá hiệu quả  của phần mềm, xem xét tất cả các nhược điểm còn mắc phải đồng thời lên kế hoạch khắc phục để xây dựng một phần mềm hoàn thiện hơn.

 

7. Bảo trì phần mềm

Bảo trì phần mềm không chỉ bao gồm việc phát hiện ra các lỗi trong quá trình hoạt động của phần mềm mà còn điều chỉnh những sai sót, nâng cấp các tính năng mới đảm bảo sự vận hành an toàn cho phần mềm. Quá trình bảo trì phần mềm chiếm phần lớn trong hoạt động cảu phần mềm.

Quá trình bảo trì phần mềm chia làm 4 giai đoạn:

-         Sửa lại cho dúng: Phát hiện các lỗi, các hỏng hóc trong quá trình sử dụng, các lỗi thường do trong quá trình thiết kế, các lỗi về thuật toán, lỗi logic hoặc do trong quá trình xử lý các nguồn dữ liệu

-         Thích ứng với môi trường: là việc điều chỉnh môi trường thích hợp cho phần mềm có thể chạy được trên môi trường đó với công suất tối ưu nhất, mang lại hiệu quả cao nhất nó có thể là hoạt động kinh doanh, các quy tắc trong quá trình kinh doanh,…

-         Hoàn thiện: các chỉnh sửa được tiến hành theo nhu cầu mới của người dùng, nhằm mục đích nâng cao các chức năng của phần mềm, một số khách hàng trong quá trình sử dụng phát hiện ra mốt số chức năng mới cần bổ sung, hoặc thay đổi giao diện. Tất cả các việc đó tạo nên một sản phẩm mới đáp ứng những nhu cầu mới

-         Chăm sóc: mục đích là để hệ thống hoạt động xuyên suốt, hạn chế những rủi ro phát sinh, dễ dàng hơn trong những lần bảo trì tiếp theo.

NIỀM TIN CỦA BẠN - THÀNH CÔNG CỦA CHÚNG TÔI